Mẹ
NGUYỄN THỊ DUNG
Vác một nửa con đường trên lưng nhỏ
Chở cả con thuyền bé bỏng yêu thương
Đấp bầu trời đầy nắng hồng soi tỏ
Đo con đường bằng nhịp đập con tim
Lá vàng rơi trong mùa thu mắt tím
Dáng mẹ gầy trên đồng ruộng bao la
Hai bàn tay chai sần nuôi con lớn
Sống cuộc đời chỉ biết nghĩ ngày qua
Mẹ là mây, lá gió, là bài ca
Chắp cánh cho con bay vào cuộc sống
Mẹ là nụ mai hồng đang nhựa sống
Trong lòng con ăm ắp sắc hương nồng
Mẹ là hạt gạo thơm giữa mùa nước lũ
Là dòng sữa nuôi con giữa mặn đắng cuộc đời
Mẹ là loài hoa đỏ rực màu lửa
Trang điểm cho con hãnh diện làm người
Rồi thời gian là nồng hương lửa đượm
Tóc mẹ phai theo màu nắng sương phơi
Chở cả con thuyền bé bỏng yêu thương
Đấp bầu trời đầy nắng hồng soi tỏ
Đo con đường bằng nhịp đập con tim
Lá vàng rơi trong mùa thu mắt tím
Dáng mẹ gầy trên đồng ruộng bao la
Hai bàn tay chai sần nuôi con lớn
Sống cuộc đời chỉ biết nghĩ ngày qua
Mẹ là mây, lá gió, là bài ca
Chắp cánh cho con bay vào cuộc sống
Mẹ là nụ mai hồng đang nhựa sống
Trong lòng con ăm ắp sắc hương nồng
Mẹ là hạt gạo thơm giữa mùa nước lũ
Là dòng sữa nuôi con giữa mặn đắng cuộc đời
Mẹ là loài hoa đỏ rực màu lửa
Trang điểm cho con hãnh diện làm người
Rồi thời gian là nồng hương lửa đượm
Tóc mẹ phai theo màu nắng sương phơi
Trong lòng mẹ, tự hào con kêu lớn
Mẹ yêu ơi!
Mẹ yêu ơi!
Con yêu mẹ nhất đời
NTD
Lời bình: Châu Thạch
Thơ viết về Mẹ có lẽ đã chất đầy thư khố,
cho nên tìm một bài thơ viết về mẹ mà ý không trùng lặp, câu không cổ xưa, và
suy tư có điều mới mẻ không phải là chuyện dễ dàng.
Tôi đọc được bài thơ viết về Mẹ của em
Nguyễn Thị Dung, một học sinh lớp 11, thuộc câu lạc bộ Bình Thạnh (Tây Ninh) và
cảm nhận được những điều rất mới trong thơ.
Đầu
tiên hãy đọc bốn câu thơ vào đề của tác giả:
Vác một
nửa con đường trên lưng nhỏ
Chở cả con thuyền bé bỏng
yêu thương
Đấp bầu trời đầy nắng hồng
soi tỏ
Đo con đường bằng nhịp đập
con tim
Thật tình tôi không hiểu hết những điều tác
giả muốn gởi gắm vào thơ, nhưng tôi có quyền suy luận theo cách nghĩ của tôi,
với một chiều hướng khác. Với tôi hình tượng về Mẹ mà tác giả đã viết trong bốn
câu thơ trên được thể hiện thành những hình ảnh như sau:
- Vác
một nửa con đường trên lưng nhỏ: Mẹ là ngọn núi cho con đường dốc leo lên.
-
Chở cả con thuyền bé bỏng yêu thương: Mẹ là dòng sông cho con thuyền lướt tới.
- Đấp bầu trời đầy nắng hồng soi tỏ: Mẹ là
mặt trời cho nắng chiếu huy hoàng.
- Đo
con đường bằng nhịp đập con tim: Mẹ là vận động viên đường dài không mỏi mệt.
Vậy mẹ ở đây không phải là người phụ nữ yếu
đuối thường tình, nhưng có đức tính yêu thương nên phải còng lưng chịu mưa gió
ở đời để lo cho sự sống của con. Mẹ của Nguyễn Thị Dung là ngọn núi, là dòng
sông, là mặt trời, là vận động viên không mệt mỏi. Tóm lại mẹ của Nguyễn Thi
Dung chính là sức mạnh. Nguyễn Thị Dung không diễn tả tình yêu của Mẹ như núi,
như sông, như biển, như điều thường tình các nhà văn thơ thường nói, mà Nguyễn Thị
Dung đã diễn tả mẹ chính là núi, là sông, là biển. Em bỏ đi chữ “ như” và chính
chữ “ như” biến mất đã làm cho Mẹ có trái tim yêu hùng vĩ, hay nói xa hơn trái
tim yêu đầy sức mạnh không nhân nhượng bao giờ.
Ở
khổ thứ hai của bài thơ tác giã diễn tả sự cần lao của Mẹ trở nên thơ mộng làm
sao! Mẹ không còng lưng dưới đôi gánh nặng đi về trong mưa gió bão bùng. Mẹ
không dầm mình trong nắng hè thiêu đốt hay trong gió lạnh mùa đông mà Mẹ đã làm
việc giữa “ Lá vàng rơi trong mùa thu mắt tím”:
Lá vàng rơi trong mùa thu mắt tím
Dáng mẹ gầy trên đồng ruộng
bao la
Hai bàn tay chai sần nuôi con
lớn
Sống cuộc đời chỉ biết nghĩ
ngày qua
Đọc bốn câu thơ trên người ta vẫn thấy Mẹ
vô cùng gian lao, lam lũ nhưng hình ảnh mẹ trong thơ không còn là hình ảnh đau
thương, tiều tụy, tội nghiệp, mà ngược lại đó là hình ảnh của một sức mạnh siêu
phàm đang đem hết sức mình để ban phát tình thương. Với bốn câu thơ nầy người
ta có thể vẽ thành bức tranh với đề tài “ Mùa thu cần lao của Mẹ” đem đặt bên
bức tranh có đề tài “mùa Thu nai vàng ngơ ngác” mà chẳng bao giờ thấy màu sắc tương
phản nhau.
Qua khổ thứ ba, Mẹ của Nguyễn Thị Dung trở về với con người bình thường
dung dị, mang tất cả hình ảnh thắm tươi ở đời. Thế nhưng, những hình ảnh tượng
trưng cho mẹ ở đây cũng có vẽ đẹp nhẹ nhàng như
mây, như gió, như nụ mai hồng:
Mẹ là mây, là gió, là
bài ca
Chắp cánh cho con bay
vào cuộc sống
Mẹ là nụ mai hồng đang
nhựa sống
Trong lòng con ăm ắp sắc
hương nồng
Từ bốn câu thơ đó ta không thấy Mẹ già nua,
móm mém mà ta thấy mẹ trẻ trung và kiều diễm.
Ở
khổ bốn của bài thơ tác giả một lần nữa khẳng định Mẹ là sức mạnh qua câu “Mẹ
là loài hoa đỏ rực màu lửa”. Đây là một ý tưởng vô cùng táo bạo mà tôi nghĩ các
nhà thơ thành danh cũng chưa chắc gì mạnh tay hạ bút:
Mẹ là hạt gạo thơm giữa mùa nước lũ
Là dòng sữa nuôi con giữa mặn đắng
cuộc đời
Mẹ là loài hoa đỏ rực
màu lửa
Trang điểm cho con hãnh
diện làm người
Câu thơ “Mẹ là hạt gạo thơm giữa mùa nước
lũ” làm cho tôi liên tưởng đến câu “Lụt lên hạt gạo loay hoay” của Vĩnh Thông.
Vĩnh Thông đã cho hạt gạo đại diện cho người dân vùng lũ lụt còn Nguyễn Thị
Dung thì hóa thân mẹ mình vào trong hạt gạo rất thơm. Họ là những nhà thơ trẻ
bạo gan, bạo miệng mà thâm thúy vô cùng.
Kết luận của bài thơ cũng bình thường như
nhiều bài thơ khác, nhưng sự trong trắng trong tâm hồn tác giả, sự nhẹ nhàng
của những suy tư bay bỗng từ những câu thơ trên làm cho những câu thơ kết, tác
giả bày tỏ tình yêu với Mẹ trở nên đầy ắp sự thân tình, tin yêu, đầm ấm:
Rồi thời gian là nồng
hương lửa đượm
Tóc mẹ phai theo màu
nắng sương phơi
Trong lòng mẹ, tự hào
con kêu lớn
Mẹ yêu ơi!
Con yêu mẹ nhất đời
Tác giả Nguyễn Thị Dung còn trẻ nên bài thơ cũng thật là rất trẻ. Trẻ
với tôi có nghĩa là bông hoa vừa nở khoe sắc thắm tươi, tỏa hết hương thơm mà
người nhìn vào chẳng bao giờ thấy được nét sớm tàn như những đóa hoa từng nở rộ
./.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã thảo luận!